Vừa qua các em đã nắm được một số kiến thức cốt lõi từ học kì 1. Và tiếp theo là kiến thức học kì 2. Mời các em học sinh chuẩn bị tiếp nhận kiến thức ngay bên dưới đây.
I/ PHẦN ĐẠI SỐ
1/ Đơn thức
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến
VD: 6 ; x ; y ; 6x ; 6y ; 6xy
Bậc của đơn thức là tổng tất cả các số mũ của biến
VD: Hãy chỉ ra phần hệ số, phần biến và bậc của đơn thức sau:
- Phần hệ số: 2
- Phần biến:
- Bậc: 2+3+4=9
2/ Đơn thức đồng dạng
Đơn thức đồng dạng là đơn thức có cùng biến
VD: 4xy và 6xy ; 2xyz và 5xyz
3/ Đa thức
Đa thức là một tổng của những đơn thức
VD: 3xy + 2xz + 5xy + 4xz
Bậc của đa thức là bậc của đơn thức trong đa thức có chứa mũ cao nhất
VD:Tìm bậc của đa thức sau:
- Ở đa thức trên có 3 đơn thức thì đơn thức đầu có tổng số mũ là 8, đơn thức thứ hai có tổng số mũ là 5, đơn thức cuối cùng có tổng số mũ là 3. Vậy đơn thức đầu có tổng số mũ cao nhất.
- Vậy bậc của đa thức trên là bậc 8
4/ Cộng trừ đa thức
Quy tắc cộng trừ đa thức:
- Cho các đa thức vào ngoặc đơn để phân biệt các đa thức
- Bỏ ngoặc đơn ra để tiến hành phép cộng trừ các đơn thức đồng dạng. Lưu ý: khi bỏ ngoặc đơn đa thức nếu trước ngoặc đơn của đa thức là phép cộng thì không thay đổi gì trong ngoặc đơn. Còn nếu trước ngoặc đơn của đa thức là phép trừ thì trong ngoặc đơn của đa thức ta tiến hàng đổi dấu các đơn thức.
VD: Tính A+B ; A-B
Giải:
5/ Đa thức một biến
Đa thức một biến là tổng các đơn thức có cùng một biến
VD:
Hệ số của đa thức là số đứng trước biến có mũ cao nhất, mũ cao nhất chính là bậc của đa thức.
VD: Tìm hệ số và bậc của đa thức sau:
- Ở đây chúng ta thấy đa thức trên có 4 biến, biến có mũ 5 là biến cao nhất
- Vậy hệ số của đa thức trên là: 6
- Bậc của đa thức trên là: 5
6/ Cộng trừ đa thức một biến
VD: Cho hai đa thức sau:
Tính A+B và A-B?
Để giải được bài toán trên ta làm theo các bước sau:
- Sắp xếp các đơn thức trong đa thức theo quy tắc mũ của biến giảm dần
- Cho các đa thức vào ngoặc đơn để phân biệt các đa thức
- Bỏ ngoặc đơn ra để tiến hành phép cộng trừ các đơn thức đồng dạng. Lưu ý: khi bỏ ngoặc đơn đa thức nếu trước ngoặc đơn của đa thức là phép cộng thì không thay đổi gì trong ngoặc đơn. Còn nếu trước ngoặc đơn của đa thức là phép trừ thì trong ngoặc đơn của đa thức ta tiến hàng đổi dấu các đơn thức.
Giải:
II/ PHẦN HÌNH HỌC
1/ Tính chất của ba đường trung tuyến
Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm, điểm đó cách mỗi đỉnh khoảng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy
Minh họa:
- AG = 2/3 AD
- BG = 2/3 BE
- CG = 2/3 CF
2/ Tính chất của ba đường phân giác
Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm, điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
Minh họa:
- IL = IH
- IK = IH
3/ Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng
Đường trung trực của đoạn thẳng là đường đi qua trung điểm và vuông góc của đoạn thẳng ấy.
Minh họa:
4/ Tính chất của ba đường trung trực
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm, điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
Minh họa:
OA = OB = OC
5/ Tính chất của ba đường cao
Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm, thì điểm đó gọi là trực tâm của tam giác đó.
Minh họa: