Ở lứa tuổi này, đối với các bé là điều khó để giải quyết những bài tập trên. Càng khó khăn hơn khi các bé gặp những bài toán đố dạng phép nhân và pháp chia. Bởi vậy để người dạy phải có phương pháp như thế nào để các bé dễ hiểu. Trước tiên, giáo viên phải hiểu được khái niệm, định nghĩa của toán học tiểu học, có khả năng chứng minh các quy tắc, tính chất, công thức. Bên cạnh đó giáo viên phải nắm được những phương pháp giảng dạy theo phương pháp mới.
Đặc điểm học sinh ở lứa tuổi này có những đặc trưng sau:
1. Tri giác: mang tính đại diện, ít đi sâu vào chi tiết và tri giác mang tính không chủ định. Khi tri giác, sự phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc của học sinh lớp đầu còn yếu. Ở đầu cấp, tri giác giác của trẻ thường gắn liền với hành động thực tiễn của trẻ.
2. Trí nhớ: Trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ – logic. Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế. Học sinh không xác định được mục đích ghi nhớ, không biết tổ chức việc ghi nhớ một cách có ý nghĩa. Những thông tin mà học sinh tiếp xúc được từ nhiều giác quan sẽ giúp các em ghi nhớ nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
3. Tư duy: tư duy cụ thể mang tính chất hình thức, dựa vào đặc điểm của đồ dùng trực quan. Học sinh thường dựa vào những đặc điểm ở bên ngoài của sự vật, hiện tượng để khai quát hóa. Hoạt động phân tích – tổng hợp còn sơ đẳng, chủ yếu được tiến hành theo tri giác trực tiếp các đối tượng trực quan.
Từ những đặc điểm được nêu trên, mỗi giáo viên muốn dạy tốt học sinh ở lứa tuổi này cần nắm rõ những đặc điểm này, để giúp học sinh của mình học tốt hơn. Lợi dụng khả năng ghi nhớ như máy móc của các bé, chúng ta hay cho bé học thuộc bảng cửu chương bằng cách đọc nhiều lần.
Các em hãy thử và cảm nhận kết quả nhé !!! Hoặc cần một gia sư dạy kèm tận nhà nhưng chưa tìm được, hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn miễn phí.