Cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu

Cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu ? Nghe có vẻ không hợp lý vì thường cái gì nhanh thì kết quả sẽ không được hoàn mỹ, huống hồ lại còn nhớ lâu?Vậy có “ bí kíp” nào giúp các bạn học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu không? Chúng ta cùng chia sẻ bài viết dưới đây nhé:

Thứ 1: Học nhiều lần: học thuộc lòng là một trong những cách để nhớ bài học, được đại đa số mọi người áp dụng. Nhưng học thuộc lòng như thế nào? Có nhiều cách, có thể là đọc to để vừa đọc vừa nghe, để não bộ nhớ thông qua nghe nhiều lần. Có thể là viết (chép) lại nội dung vừa học nhiều lần để kết hợp các giác quan gồm mắt, tay, não để nhớ được lâu hơn. Hoặc kết hợp cả 2 biện pháp trên là học thuộc lòng xong thì ghi lại nội dung vừa học thuộc ( có thể ghi ngắn gọn bằng cách viết tắt) để tiết kiệm được thời gian mà lại nhớ được lâu hơn.

Thứ 2: Chia nhỏ nội dung trước khi học: số lượng bài cần học thì nhiều mà dồn vào học cùng một lúc hoặc cùng một buổi (buổi tối) sẽ làm bạn có cảm giác choáng ngợp, ngán ngẩm ( không biết học khi nào mới xong đống bài vở này…). Vậy bạn hãy chia nhỏ bài học ra thành nhiều phần, đồng thời, chia thời gian học ra thành nhiều buổi. Kết hợp với thư giãn, giải lao 5 – 10 phút sau mỗi lần học xong một môn. Như vậy, không nhưng không quá tải cho não bộ, có thể tiếp thu nhanh chóng, nhớ lâu mà còn cần bằng được giữa học và chơi để đạt kết quả cao hơn.

Thứ 3: Học bài theo ý chính hoặc sơ đồ tóm gọn: có những môn học quá nhiều chữ cần ghi nhớ như những môn thuộc khối khoa học xã hội ( văn, sử, địa), có quá nhiều sự kiện phải ghi nhớ, hoặc những môn khoa học tự nhiên thì quá nhiều công thức, ký hiệu…

Nếu chỉ học suông lý thuyết rồi viết lại rời rạc theo từng bài thì khả năng học trước, quên sau là rất cao. Vậy bạn nên học bằng cách tóm tắt ý chính trước, rồi tự triển khai nội dung theo sự hiểu của mình ( có nghiên cứu, nghiền ngẫm nội dung) hoặc tự vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ chúng một cách tự nhiên mà hiệu quả. Đồng thời, có thể kết nối chúng để việc ghi nhớ nhanh chóng, chính xác mà không gây nhàm chán.

Thứ 4: Chọn thời gian thích hợp để học bài: tùy vào sở thích, thói quan sinh hoạt của mỗi cá nhân mà não bộ và cơ chế hoạt động của não bộ con người đạt đến khả năng tiếp thu nhanh hay chậm. Có thể là thời gian sáng sớm sau một đêm dài ngon giâc, được thư giãn, nghỉ ngơi bạn sẽ tiếp nhận và học thuộc bài nhanh hơn. Cũng có thể là thời điểm đêm khuya thanh vắng, sau khi bạn đã có 1 ngày dài để hoạt động, để ăn uống, để thư giãn và mọi tiếng động xung quanh cũng hạn chế đi nhiều. Hoặc tùy thuộc vào thời điểm nào trong ngày mà bạn cảm thấy thoải mái cho việc học thì hãy học vào lúc đó để đạt hiệu quả mà không tốn thời gian.

Thứ 5: Học bằng cảm xúc: có bao giờ bạn thắc mắc tại sao bài học luôn khó thuộc, khó nhớ, nhanh quên nhưng một bộ phim mà bạn từng xem, một câu truyện mà bạn từng đọc thì đọng lại mãi trong tâm trí bạn? Bởi vì bạn nhớ chúng bằng cảm xúc, bằng tình cảm từ trong tâm. Vậy bạn hãy thử áp dụng cảm xúc của mình vào bài học để việc học được dễ dàng hơn nhé.

Thứ 6: Ôn luyện thường xuyên bằng cách kiểm tra chéo: thường có câu “ học đi đôi với hành” hoặc “ văn ôn võ luyện”. Nghĩa là dù là não bộ của thiên tài thì nó cũng sẽ mai một những kiến thức không dùng đến để tiếp nhận những kiến thức mới hơn. Đây là quy chế tự nhiên, vậy chúng ta cần phải ôn luyện thường xuyên bằng cách học nhóm, kiểm tra kiến thức chéo của nhau để giúp nhau nhớ lại những kiến thức cũ, giúp bạn phát hiện lỗi sai cũng là cách để ôn luyện lại, học lại và nhớ lâu.

Thông tin chia sẻ trên trung tâm gia sư Bình Dương rất mong bổ ích với các bạn. Nếu bạn đang cần gia sư dạy kèm, hãy liên hệ gia sư Thanh Niên để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *