KIẾN THỨC CỐT LÕI ( LỚP 6 HỌC KÌ 1)

Khi các em bước từ chương trình tiểu học vào chương trình trung học cơ sở thì mọi thứ đối với các em đều khác biệt, từ phương pháp dạy đến các tiết học, mỗi môn học đều có một giáo viên khác nhau. Không như ở tiểu học có một cô chủ nhiệm dạy rất nhiều môn. Vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn về các môn học. Điển hình là môn toán, chính vì đều này Gia sư Thanh Niên đã đúc kết được những kinh nghiệm nhiều năm qua để cho các em thấy được môn toán là một môn tạo cho các em có cảm giác hứng thú khi học. Toán lớp 6 gồm 2 phần lớp là đại số và hình học.

PHẦN I: ĐẠI SỐ

Về chương đại số thì các em chỉ cần nắm những nội dung cốt lõi sau:

1/Tập hợp là gì? phần tử là gì?

VD:

  • Tập hợp: là những chữ cái in hoa
  • Phần tử: là những chữ cái thường

2/Cách đọc: có 2 cách đọc: kí hiệu và liệu kê

VD:

 

  • Đây là cách đọc kiểu kí hiệu: tập hợp B có phần tử x thuộc tập hợp số tự nhiên sao cho x nhỏ hơn bằng 5

VD:

  • Đây là cách đọc kiểu diễn giải: tập hợp B có phần tử 1;2;3;4;5

Qua 2 ví dụ trên cho thấy nội dung thì như nhau nhưng cách đọc thì khác, giúp cho các em nhận dạng được 2 cách đọc rõ ràng hơn.

Lớp 6 thì các em chỉ học tập hợp N và N*, Z

  • N là tập hợp các số tự nhiên
  • N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0
  • Z là tập hợp các số nguyên, trong đó chúng ta có số nguyên âm ( Z) là số nguyên dương ( Z+ )

3/Phép cộng và phép nhân:

Phép cộng và phép nhân thì các em quan tâm đến 2 tính chất căn bản: tính chất kết hợp và tính chất giao hoán

  • Tính chất kết hợp: là nhóm các hạng tử gần lại với nhau trong cái ngoặc đơn để dễ làm

VD:

  • Tính chất giao hoán: là thay đổi vị trí cho nhau

VD:

4/ Dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9:

  • Dấu hiệu chia hết cho 2: là những số chẵn
  • Dấu hiệu chia hết cho 5: Có chữ số tận cùng là 0 và 5
  • Dấu hiệu chia hết cho 3: Tổng của số đó nằm trong bảng cửu chương 3
  • Dấu hiệu chia hết cho 9: Tổng của số đó nằm trong bảng cửu chương 9

5/ Tìm ước và bội:

  • Để tìm được ước thì ta lấy số đó lần lượt chia hết từ chính bản thân số đó cho về đến 1

VD: Tìm ước của 6

Ta lấy 6:6=1 ; 6:5= không được ; 6:4= không được ; 6:3=2 ; 6:2=3 ; 6:1=6

Vậy kết quả tìm được là:

  • Để tìm được bội thì ta lấy số đó lần lượt nhân 1;2;3;4;…… cho đến giới hạn theo yêu cầu đề bài

VD: Tìm bội các của 6 nhỏ hơn 30

Ta lấy 6.1=6 ; 6.2=12 ; 6.3=18 ; 6.4=24

Vậy kết quả tìm được là:

6/ Cộng 2 số cùng dấu

Cộng 2 số cùng dấu: thì ta làm phép cộng và giữ nguyên dấu

VD: 3+2=5 ; (-3)+(-2)=(-5)

7/ Cộng 2 số khác dấu

Cộng 2 số khác dấu: thì ta làm phép trừ và giữ dấu của số lớn

VD: (-2)+3=1 ; (-5)+3=(-2)

8/ Phép trừ 2 số nguyên

  • Phép trừ 2 số nguyên: ta sẽ biến đổi thành phép cộng và đem dấu trừ kết hợp với số trừ. Lưu ý: trừ đi với trừ là thành cộng
  • VD: 5-3 = 5+(-3)=2 ; (-5)-(-3)= (-5)+3=(-2)

9/ Quy tắc ngoặc:

Trước dấu ngoặc đơn các em thấy dấu trừ thì khi các em bỏ ngoặc đơn ra thì các em phải đổi dấu trong ngoặc đơn. Còn trước ngoặc đơn mà là dấu cộng thì các em khỏi cần đổi dấu

VD:

  • 10 – (3 + 2) =10 – 3 – 2 = 5
  • 10 + (3-2) = 10 + 3 – 2 = 11

10/ Nhân 2 số khác dấu

Thì ta kết quả được mang dấu trừ. VD: 3.(-5)=(-15)

11/ Nhân 2 số cùng dấu

Thì ta kết quả được mang dấu cộng. VD: 3.5=15 ; (-3).(-5)=15

PHẦN II: HÌNH HỌC

1/ Đoạn thằng

Được hình thành từ 2 điểm trở lên

2/ Độ dài đoạn thằng

3/ Trung điểm đoạn thằng

Là điểm nằm chính giữa đoạn thẳng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *