Phương pháp học tập tốt ở cấp 3

Nước ta và một số nước trên thế giới đều có điểm chung có kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng nội dung và hình thức ở mỗi quốc gia là khác nhau. Do trình độ dân trí này càng cao, việc tuyển dụng công nhân lao động phổ thông ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam đều đòi hỏi bằng cấp 3 ( bằng PTTH).

Từ năm 2014 về trước thì thi tốt nghiệp phổ thông trước, sau đó là phải thi các trường Cao Đảng hoặc Đại học cho việc học tiếp theo. Tuy nhiên, Từ năm 2015 thì theo chương trình đổi mới của Ngành giáo dục Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng được gộp lại làm một, theo đó điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ được dùng làm điểm xét tuyển đầu vào các trường Cao Đẳng, Đại học của học sinh ở các trường.

Vì vậy, điểm thi tốt nghiệp hay bằng tốt nghiệpTrung học phổ thông là vô cùng quan trọng, quyết định tương lai của học sinh. Vậy làm sao để có điểm thi cao ? Đó là một qua trình mà muốn đạt được thì trước hết phải học tốt chương trình học cấp 3.

Xác đinh được tầm quan trọng của việc học cấp 3 nên ngay từ đầu lớp 10, nhà trường, các bậc cha mẹ cũng như một số em học sinh đã tập trung cho việc học như học thêm, học phụ đạo, gia sư… nhằm củng cố kiến thức cho tương lai. Tuy nhiên, dù là dưới hình thức nào thì cũng phải có phương pháp học tập phù hợp mới đảm bảo kết quả cao như mong đợi. Sau đây là một số Bí quyết thành công để học tập tốt ở cấp 3:

1. Tập trung nghe giảng: là đầu tư thời gian và trí lực của bạn cho việc học. Trong quá trình học trên lớp, cần tập trung nghe giảng để nắm bắt được kiến thức, nếu cần hỏi hay thắc mắc có thể được giải đáp ngay. Tập trung còn giúp bạn hiểu rõ được vấn đề, hiểu rõ được nguồn gốc để có thể ứng dụng vào nhiều kiểu bài tập khác nhau.

2. Cần cù bù thông minh nhưng người thông minh bao giờ cũng tiếp thu bài nhanh hơn và áp dụng vào bài tập tốt hơn. Vậy nếu không thông minh thì chúng ta cần phải có phương pháp học thông minh. Khi có phương pháp thì việc học sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn mà lại hiệu quả hơn. Từ đó, học hành không còn là áp lực mà có động lực để đạt được nó. Học thông minh bằng cách đọc sách theo hàng dọc, kết hợp nghe nhạc không lời. Âm điệu trầm bổng, lên xuống nhanh chậm của nhạc sẽ làm tốc độ đọc của bạn thay đổi. Đồng thời, nên đánh dấu từ khóa khi đọc để nhớ lâu và việc ôn tạp được dễ dàng hơn.

3. Mở rộng kiến thức bằng cách đọc thêm sách tham khảo là ý tưởng đúng đắn và tuyệt vời. Mỗi một cuốn sách trước khi được viết và được xuất bản rộng rãi đều là sản phẩm trí tuệ đỉnh cao và được kiểm duyệt kỹ càng cả về nội dung lẫn hình thức. Càng đọc nhiều sách, bạn càng thu nhận được nhiều vốn kiến thức, cách diễn đạt, cách thức giải toán khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận, sự sáng tạo của tác giả.

4. Định hướng nghề nghiệp ngay khi còn học ở cấp 3: định hướng hay còn gọi là mục tiêu sẽ giúp bạn có thêm động lực để học tập. Thậm chí, nó là say mê, là niềm vui khi được học và mở rộng kiến thức ở những lĩnh vực thế mạnh của mình.

5. Học từ cơ bản đến nâng cao: Bất kể làm việc gì cũng nên từ từ, đi từ cái dễ đến cái khó, từ cái cơ bản đến nâng cao. Như vậy, bạn sẽ đạt được thành quả tốt, vững chắc vì dựa trên nền tảng tốt. Thêm vào đó, học phù hợp với trình độ sẽ không tạo áp lực cho bản thân, mà khiến bạn say mê, thích thú, muốn khám phá, muốn tìm hỏi, muốn học hỏi những cái xa hơn, sâu hơn. Đồng thời cũn giúp bạn tiếp cận môn khó dễ dàng hơn vì thực chất cái khó cũng chỉ là tổng hợp những cái dễ mà thôi.

6. Học đi đôi với hành: Lý thuyết và thực hành phải đồng hành, song song với nhau. Nểu chỉ thiên về lý thuyết thì sẽ xa rời thực tế và khó áp dụng trong thực tế, khó thành công. Nhưng nếu không có lý thuyết thì sẽ không có kiến thức cơ bản, nền tảng để làm trên thực tế, dễ dẫn đến hậu quả khôn lường. Ngoài ra, thực hành giúp bạn có cái nhìn trực tiếp, sinh động và dễ nhớ nhất để cọ sát lý thuyết, để phát hiện cái sai cái đúng của lý thuyết.

7. Học tập với thái độ tích cực, lạc quan: cần xác định tương lai là tương lai của bản thân, nếu có học tập tốt thì cũng là vì bản thân mình. Vì vậy, không nên gượng ép hoặc cẩu thả, xem thường tương lai là một cách để học tập tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *